Hướng dẫn bảo quản bếp từ và sử dụng đúng cách

Blog image

Bếp từ dần trở thành vật dụng không thể thiếu trong không gian bếp Việt hiện nay bởi những ưu điểm vượt trội như tính an toàn cao, dễ dàng vệ sinh, tính năng hiện đại, nhanh chóng và tiết kiệm năng lượng. Và nếu bạn biết bảo quản và sử dụng bếp từ đúng cách sẽ càng làm tăng hiệu quả đun nấu, kéo dài tuổi thọ cho thiết bị và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Siêu thị bếp Hoàng Gia xin cung cấp chi tiết về các quy chuẩn trong bảo quản và sử dụng bếp từ đúng cách giúp bạn sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất!

Lắp đặt đúng kỹ thuật là điều kiện tiên quyết để đảm bảo bạn có thể sử dụng bếp từ an toàn. Cần lưu ý các đặc biệt lưu ý các điều sau:

  • Phía dưới ( thường là khoảng tủ dưới) bếp từ phải đảm bảo thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, không có côn trùng. Vì nếu côn trùng xâm nhập vào bên trong bếp rất dễ gây chập mạch ( nhà sản xuất không chịu trách nhiệm trong trường hợp này). Đảm bảo có đường lưu thông gió làm mát phía dưới đáy bếp.
  • Khoét lỗ trên mặt bệ bếp đúng bằng thông số kỹ thuật kích thước cắt đá của bếp

  • Cung cấp nguồn điện phải đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất tránh gây chập cháy hoặc ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp: Đa số các loại bếp từ sẽ hoạt động với nguồn điện 220-240V nhưng cũng có một số trường hợp như bếp Nhật nội địa sẽ hoạt động với nguồn điện 110V.

  • Dây cấp nguồn cho bếp điện từ có tiết diện tối thiểu 2.5mm, lõi bằng đồng
  • Sử dụng attomat cấp nguồn cho bếp có dòng chịu tải như sau: 20A với bếp đôi và 30A với bếp ba
  • Không lắp đặt bếp từ quá gần với nguồn nước, cách xa nơi có khí nóng.
  • Việc lắp đặt bếp từ phải được thực hiện bởi kỹ thuật có chuyên môn

Dưới đây là những lưu ý cơ bản nhất trong quá trình sử dụng bếp từ mà bạn cần biết, cụ thể đó là:

  • Sử dụng đúng loại xoong nồi: Nồi chảo có đường kính nhỏ nhất là 14cm, lớn nhất là 28-30cm, có đáy bằng, không sử dụng loại đáy inox lỗ tổ ong vì hiệu quả bắt từ kém ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian đun nấu, năng lượng tiêu hao và tuổi thọ của bếp.
  • Trước khi bắt đầu nấu ăn, đáy nồi và bề mặt bếp phải sạch sẽ và khô ráo. Tuyệt đối không để các vật dụng dễ nhiễm từ như dao dĩa, thìa inox,… cạnh bếp khi nấu.

  • Sau khi nấu xong nên nhấc xoong nồi chảo ra khỏi mặt bếp để bếp nhanh nguội hơn. Không vệ sinh, không ngắt nguồn điện ngay khi vừa nấu xong để tránh trường hợp bị bỏng do vô tình chạm vào mặt kính, đồng thời quạt gió có thể tiếp tục hoạt động làm mát bếp. Nên ngắt nguồn điện sau khi sử dụng khoảng 45 phút là tốt nhất.
  • Tuyệt đối không nấu ăn trên mặt bếp đã bị nứt vỡ, có thể khiến thức ăn hoặc nước rơi vào trong bụng bếp gây chấp cháy, hãy liên hệ ngay nhà sản xuất hoặc đại lý để được hỗ trợ!
  • Bếp từ gia nhiệt rất nhanh nên bạn cần chuẩn bị thực phẩm sẵn trước khi bắt đầu nấu để hạn chế hao phí, tiết kiệm năng lượng nhé!

Để giữ cho bếp được sáng bóng như mới và bền bỉ hơn, bạn cần tiến hàng vệ sinh thường xuyên các bộ phận: mặt kính, khe tản nhiệt và khoang tủ bếp với những lưu ý như sau:

  • Chỉ vệ sinh mặt bếp khi đã nguội để đảm bảo an toàn. Trước khi vệ sinh bạn nên ngắt nguồn điện.
  • Sử dụng khăn mềm và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để lau mặt kính sau mỗi lần đun nấu, tránh để vết bẩn bám két vào bề mặt kính làm mất thẩm mỹ và khó lau chùi.
  • Đối với các vết bẩn cứng đầu, bạn chỉ cần cho dung dịch tẩy rửa trực tiếp lên vết bẩn ngâm từ 10-15 phút để chúng mềm ra, sau đó dùng khăn mềm lau chùi. Hoặc có thể sử dụng dao vệ sinh chuyên dụng để tránh làm xước mặt kính ( lưu ý cầm dao nghiêng 30-40 độ so với mặt bếp).

  • Sử dụng cọ quét hoặc máy hút bụi nhỏ để vệ sinh khe tản nhiệt tránh trường hợp bụi bám hoặc mạng nhện khiến khe bị bít giảm khả năng thoát nhiệt.
  • Khoang tủ bếp phía dưới cần được đảm bảo thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không có côn trùng, không để đồ bằng kim loại hay vật dụng làm bít quạt gió.