những lỗi hay gặp ở bếp từ và cách khắc phục
Hiện nay bếp từ đang là dòng bếp phổ biến nhất trong căn bếp của các gia đình Việt bởi bếp nấu ăn nhanh, tiết kiệm điện năng và đảm bảo an toàn cho người dùng. Bếp từ thường có thiết kế đơn giản và dễ sử dụng, tuy nhiên trong khi sử dụng bếp thì vẫn xảy ra một số sự cố như bếp ngưng hoạt động hoặc có các mã lỗi hiển thị trên màn hình. Vậy các mã lỗi đó có ý nghĩa gì thì mời bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những lỗi hay gặp ở bếp từ và cách khắc phục để bạn có thêm kinh nghiệm khi sử dụng bếp từ.
-Mã lỗi E0
Nguyên nhân: lỗi này là do bạn bật bếp mà quên chưa đặt nồi lên hoặc đặt nồi có chất liệu không phù hợp để nấu trên bếp từ hoặc đường kính nồi quá nhỏ.
Cách khắc phục: nếu chưa đặt nồi thì bạn chỉ cần đặt nồi nấu lên, nếu sai chất liệu nồi hoặc đường kính nồi nấu quá nhỏ thì bạn nên thay thế bằng nồi phù hợp hơn.
-Mã lỗi E1
Nguyên nhân: Trường hợp này xảy ra khi bạn đun nấu trong thời gian dài với công suất cao làm cho bếp bị quá nhiệt, bếp sẽ tạm ngưng và báo lỗi E1 để bạn kiểm tra.
Cách khắc phục: Trước tiên hãy tắt bếp, bỏ nồi ra khỏi bếp nhưng vẫn cắm điện để quạt tản nhiệt có thể hoạt động bình thường. Sau đó, giảm nhiệt cho bếp bằng cách dùng quạt ngoài trong vòng 10 phút, để bếp nghỉ 20 phút rồi bắt đầu đun nấu trở lại.
-Mã lỗi E2
Nguyên nhân: Với những khu vực điện áp không ổn định, bếp từ sẽ báo lỗi để đảm bảo an toàn.
Cách khắc phục: Đảm bảo chỉ đun nấu khi điện áp ổn định ở mức 220V để vừa bảo vệ bếp từ bền hơn vừa an toàn cho các thiết bị điện khác trong gia đình.
-Mã lỗi E3
Nguyên nhân: do điện áp quá yếu nên không đảm bảo cho bếp hoạt động.
Cách khắc phục: Tương tự lỗi E2, trang bị thêm một chiếc ổn áp sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.
-Mã lỗi E4
Nguyên nhân: Do điện quá tải hoặc chất lượng nồi nấu thấp khiến nồi tỏa nhiệt lượng quá cao so với hạn mức tối đa của bếp nên bếp báo lỗi.
Cách khắc phục: Tắt bếp đi và xử lý giống như trường hợp E1, nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại thì hãy đổi một chiếc nồi mới chất lượng tốt hơn.
-Mã lỗi E5
Nguyên nhân: Đun nấu quá nóng, vượt quá mức chịu của cảm biến nhiệt thì bếp từ sẽ tự động dừng hoạt động và báo lỗi.
Cách khắc phục: Xử lý tương tự lỗi E1. Trước tiên hãy tắt bếp, bỏ nồi ra khỏi bếp nhưng vẫn cắm điện để quạt tản nhiệt có thể hoạt động bình thường. Sau đó, giảm nhiệt cho bếp bằng cách dùng quạt ngoài trong vòng 10 phút, để bếp nghỉ 20 phút rồi bắt đầu đun nấu trở lại
-Mã lỗi E6
Nguyên nhân: Các vấn đề trục trặc ở cảm biến nhiệt như lỏng dây, đứt dây,… nên không kiểm soát được nhiệt tỏa ra.
Cách khắc phục: liên hệ tới trung tâm bảo hành gần nhất để được bảo hành.
-Mã lỗi E7
Nguyên nhân: lỗi quạt làm mát trong bếp từ.
Cách khắc phục: Điều bạn cần làm là kiểm tra xem quạt có bị chặn, bịt bởi vật nào không. Ngắt kết nối nguồn trong 30 giây và bật lại bếp.
-Mã lỗi E8
Nguyên nhân: là mã lỗi thông báo đáy dụng cụ nấu ăn có nhiệt độ quá cao, cảnh báo hỏng cảm biến nhiệt hay cảm biến nhiệt bị tắt hay nối tắt. Cách khắc phục: bạn lấy dụng cụ nấu ăn ra khỏi bếp, kiểm tra quạt làm mát của bếp có đang hoạt động tốt không. Đồng thời, kiểm tra lại thiết bị nấu ăn xem nó có phù hợp để sử dụng không.
-Mã lỗi E9
Nguyên nhân: Lỗi E9 thông báo cho người dùng biết nhiệt độ trong vùng nấu đã bị mất kiểm soát do đèn báo bị hỏng, hay dụng cụ nấu nướng có đáy không phẳng. Khi bạn sử dụng nồi không phù hợp hay có đáy không phẳng, bếp cũng sẽ báo lỗi E9. Cách khắc phục: Để xử lý tình huống này, hãy nhấc vật dụng nấu nướng ra khỏi bếp. Tắt bếp ngay để bếp được làm mát nhanh hơn, sau đó kiểm tra lại dụng cụ nấu nướng và đèn báo nhiệt.
Trên đây là những lỗi hay gặp khi sử dụng bếp từ và cách khắc phục, hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu nguyên nhân vì sao bếp từ có hiển thị các mã lỗi trên màn hình và cách khắc phục của từng trường hợp để sử dụng bếp đúng cách và góp phần kéo dài tuổi thọ bếp.